Tìm hiểu về các loại độ phân giải phổ biến nhất hiện nay

Tìm hiểu các loại độ phân giải phổ biến nhất hiện nay là ý tưởng trong nội dung hôm nay của tôi Weehours. Theo dõi nội dung để biết nhé. Độ phân giải màn hình là từ chúng ta được nghe rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Trong bài viết này, Weehours sẽ cung cấp thông tin chi tiết về độ phân giải màn hình và ý nghĩa của nó trên điện thoại, laptop, màn hình máy tính và tivi. Cùng theo dõi nhé!

Độ phân giải màn hình là gì

Màn hình của một thiết bị điện tử bao gồm rất nhiều bóng đèn LED, được gọi là điểm ảnh hay pixel, kết hợp phát sáng với nhau để tạo nên một hình ảnh hoàn chỉnh. Số lượng của các điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc được thể hiện bằng một phép nhân và được gọi là độ phân giải.

Ví dụ: Màn hình có chiều ngang là 1280 điểm ảnh và chiều cao 720 điểm ảnh thì được gọi là màn hình có độ phân giải 1280 x 720.

Số lượng điểm ảnh trên một diện tích bề mặt càng nhiều thì hình ảnh càng sắc nét. Độ phân giải thể hiện số lượng điểm ảnh trên màn hình, từ đó giúp người dùng xác định được độ nét của màn hình dễ dàng hơn. Một số độ phân giải phổ biến sẽ có tên riêng như HD, Full HD, 4K,…

Mặc dù cũng sử dụng khái niệm chung là độ phân giải, nhưng độ phân giải của máy ảnh là con số thể hiện kết quả của phép nhân độ phân giải chiều ngang và chiều cao, có đơn vị là megapixel (MP) nghĩa là 1 triệu pixel.

Ví dụ: Máy ảnh có độ phân giải 6016 x 4008 tức là sẽ có 24.112.128 pixel, tương đương 24 MP.

Các loại độ phân giải phổ biến hiện nay

Độ phân giải VGA: Viết tắt của Video Graphics Array, được xem là độ phân giải tầm thấp với chiều ngang là 640 pixels và chiều dọc là 480 pixels và có tỉ lệ khung hình là 4:3.

Độ phân giải QQVGA: Viết tắt của từ Quarter-QVGA có độ phân giải 160 x 120 pixels hoặc 120 x 160 pixels. Đây là độ phân giải thấp, hiện tại chỉ được áp dụng trên các dòng điện thoại phím bấm giá rẻ.

Độ phân giải QVGA: cũng là một dạng độ phân giải thấp 320 x 240 pixels, còn có tên gọi khác là Quad-VGA hoặc qVGA, cũng được trang bị trên các điện thoại phím bấm giá rẻ.

Độ phân giải WQVGA: Còn có tên gọi là Wide-QVGA có độ phân giải hiển thị cao hơn so với QVGA. WQVGA có chiều rộng là 240 pixels, do đó chiều cao của WQVGA đa dạng về tỉ lệ và độ phân giải như: 360 x 240 pixels (tỉ lệ 3:2), 400 x 240 pixels (tỉ lệ 5:3), 428 x 240 pixels hoặc 432 x 240 pixels (tỉ lệ khoảng 16:9).

Độ phân giải SVGA: Viết tắt của từ Super-VGA, có độ phân giải là 800 x 600 pixels với tỉ lệ là 4:3, phổ biến trên màn hình vi tính ngày xưa.

Độ phân giải DVGA: Viết tắt của từ Double-size VGA, có độ phân giải là 960 x 640 pixels với tỉ lệ là 3:2, trong quá khứ đã có iPhone 4 và iPhone 4s từng áp dụng.

Độ phân giải WVGA: Viết tắt của từ Wide-VGA, có độ phân giải chính là 768 x 480 pixels, phổ biến trên các dòng Smartphone giá rẻ. Một số kích thước khác như 720 x 480 pixels (tỉ lệ 3:2), 800 x 480 pixels (tỉ lệ 5:3).

Độ phân giải SD: Viết tắt của từ Standard Definition có nghĩa là độ nét tiêu chuẩn, với 2 độ phân giải là 720 x 576 pixels và 720 x 480 pixels. Đây là một độ phân giải thường thấy trên các kênh truyền hình cũ, đã lỗi thời và được thay thế nhanh chóng bởi độ phân giải HD sau đó.

Độ phân giải HD và HD+: Có độ phân giải 1280 x 720 pixels và tỷ lệ khung hình 16:9. Những biến thể của nó được gọi là HD+ khi người ta nâng thêm số lượng các điểm ảnh trong khi giữ tỉ lệ trong khoảng 16:9. Biến thể phổ biến nhất là 1366×768 pixels trên các laptop phổ thông.

Độ phân giải qHD: “q” viết tắt chữ “quarter” nghĩa là ¼, tức là có độ phân giải bằng ¼ độ phân giải HD. Màn hình có độ phân giải qHD thường được trang bị trên các smartphone tầm trung.

Độ phân giải Full HD: Với độ phân giải 1920×1080 và thường được trang bị cho các laptop và smartphone tầm trung cận cao cấp.

Độ phân giải 2K và 2K+ (tên gọi khác là Quad HD): Là tên gọi cho những màn hình có độ phân giải 2048 x 1080 pixels và cao hơn, với chữ K có ý nghĩa là Kilo (1000), 2K là số lượng pixel theo chiều ngang vào khoảng 2.000. Màn hình độ phân giải này được trang bị trên các smartphone cao cấp và một số ít các laptop cao cấp.

Độ phân giải 4K (hay Ultra HD): Có số lượng pixel theo chiều ngang vào khoảng 4.000 với độ phân giải phổ biến là 4096 x 2160 pixels. Độ phân giải này chưa được áp dụng nhiều cho các mẫu laptop cũng như smartphone mà áp dụng cho tivi nhiều hơn.

Độ phân giải 8K (hay Ultra HD): Có số lượng pixel theo chiều ngang vào khoảng 8.000, với độ phân giải phổ biến là 7680 x 4320 pixels. Độ phân giải này hiện nay chỉ được áp dụng trên các dòng tivi cao cấp với mức giá cực đắt đỏ.

Ta có thể hình dung rõ hơn những thông tin về các độ phân giải màn hình phổ biến bằng hình bên dưới:

Tóm tắt các độ phân giải màn hình phổ biến

Sự khác biệt giữa màn hình Full HD với các độ phân giải khác

Khác biệt giữa Full HD, 2K và 4K

Theo như thông tin ở mục 2, ta có thể thấy sự khác biệt giữa Full HD, 2K và 4K nằm ở số lượng điểm ảnh, với thứ tự tăng dần là Full HD < 2k=””><>

Với độ phân giải Full HD, 1920 pixel ngang của nó tương đương với khoảng 32 độ trên cung tròn. Tuy nhiên, con người có khả năng nhìn ngang khoảng 100 độ, tối đa 60 pixel ở mỗi độ của cung tròn, vì thế màn hình Full HD thấp hơn một nửa so với 100 độ mà con người có thể nhìn thấy.

Màn hình 2K có độ phân giải 2560 x 1440 pixel. Sự ra đời của độ phân giải này là nhằm nâng cao chất lượng hiển thị trên các màn hình Full HD truyền thống, tuy nhiên mắt người lại khó có thể nhận biết được sự khác biệt cụ thể giữa hình ảnh 2K và Full HD 1080p trên các màn hình thông thường.

Với độ phân giải 4K UHD, số lượng pixel theo chiều ngang tăng gấp bốn lần so với Full HD. Vì thế, ngay cả khi kích thước của các màn hình giống nhau, độ phân giải này cho phép người xem ngồi gần màn hình hơn mà không làm giảm chất lượng hình ảnh, mang lại cho người xem trải nghiệm xem sống động và ấn tượng hơn.

Khác biệt giữa Full HD với Full HD+

Full HD và Full HD+ có điểm chung là chiều cao 1080 pixel nhưng chiều rộng của Full HD là 1920 còn chiều rộng của Full HD+ sẽ có nhiều biến thể đa dạng hơn, từ đó cho ra nhiều tỉ lệ khác nhau.

Full HD+ hay FHD+ cũng là một dạng biến thể của Full HD, có chiều cao vẫn là 1.080p, nhưng với chiều rộng đa dạng hơn như: 2160 x 1080 pixels, 2280 x 1080 pixels, 2340 x 1080 pixels,…

Hiện nay trên Smartphone, màn hình tràn viền đang thịnh hành cùng với tỉ lệ khung hình mới như 18:9 hay 19:9 nên Full HD đã dần được thay thế bởi màn hình Full HD+.

Màn hình Full HD+ là màn hình có chiều cao là 1080 pixel nhưng chiều rộng có nhiều biển thể như: 2160 x 1080 pixels, 2280 x 1080 pixels, 2340 x 1080 pixels, từ đó cho ra các tỉ lệ khung hình mới như 18:9, 19:9, 21:9.

Màn hình Full HD+ được sinh ra để phù hợp với thiết kế của các điện thoại thông minh ngày nay do tỉ lệ 16:9 không phải là tỉ lệ cầm nắm và hiển thị tốt nhất trên điện thoại. Một số điện thoại có màn hình Full HD+ phổ biến là Samsung Galaxy A51, OPPO Reno6 5G, Xiaomi Redmi Note 10 Pro, Realme 6 Pro,…

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn độ phân giải màn hình là gì? Điểm khác biệt giữa màn hình Full HD 1080 x 1920 với màn hình full HD+. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé!

error: Content is protected !!