Liệt kê Củ dền là gì? 6 công dụng và 4 lưu ý khi dùng củ dền mà bạn cần biết là vấn đề trong nội dung hôm nay của chúng mình Weehours. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Từ lâu, củ dền được xem là loại thực phẩm có tác dụng tốt đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra tác dụng phụ nếu không biết cách sử dụng. Vậy hãy cùng chuyên mục Vào Bếp tìm hiểu sâu hơn về củ dền, 4 lưu lý khi sử dụng bên cạnh 6 công dụng tốt cho sức khỏe của loại củ này nhé!
Mục lục
Củ dền là gì? Thành phần dinh dưỡng trong củ dền
Củ dền là gì?
-
- Củ dền được trồng nhiều ở Anh và Châu Mỹ:
Củ dền, thuộc loại củ cải ngọt (tên gọi tiếng Anh là Beetroot) hay được gọi là củ dền đỏ (Red beet), thường được trồng nhiều nhất ở các khu vực tại Anh Quốc, Trung Mỹ và Bắc Mỹ.
Củ dền đỏ khác với củ cải đường (Sugar beet) – thường có kích thước củ to hơn, màu trắng và chuyên dùng để chiết lấy đường.
-
- Đặc điểm của củ dền:
Củ dền thường có 2 màu: đỏ thẫm và tím than cùng với lớp vỏ đen bên ngoài xù xì. Khi cắt ngang củ, bạn sẽ thấy có nhiều khoanh vòng tròn đồng tâm với màu đậm – nhạt khác nhau.
Màu sắc bên trong củ dền có màu đỏ là do hợp chất tự nhiên được tạo ra từ hóa tính thực vật: betaxanthins (bao gồm các sắc tố có màu vàng đến da cam) và betacyanin (bao gồm các sắc tố từ đỏ đến tím).
Thành phần dinh dưỡng
Bên trong củ dền và cả lá của nó có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Đặc biệt, lá và thân rau dền chứa nhiều chất sắt hơn cả rau bina (còn gọi là: rau chân vịt, spinach). Ngoài ra, củ dền cũng chứa rất nhiều khoáng chất như: canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
Hơn thế nữa, củ dền cũng cung cấp các chất như: choline (một chất dinh dưỡng quan trọng như viramin B, acid folic, iốt, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Nói tóm lại, củ dền từ lâu được xem là loại củ chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người cũng như giúp cải thiện các tình trạng bệnh tật khác (táo bón, thiếu máu, huyết áp, xơ vữa động mạch, gout, gàu tóc, loét dạ dày,…).
Sáu công dụng của củ dền đối với sức khỏe
Sau đây, Weehours sẽ cung cấp cho bạn biết sơ qua về 6 công dụng phổ biến của củ dền để cải thiện tình trạng sức khỏe như sau:
Củ dền giúp giảm và điều hòa huyết áp
Hàm lượng cao hợp chất nitrate trong củ dền sẽ có góp phần làm giảm huyết áp của người dùng (như trong chế độ ăn DASH).
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London, chứng minh rằng: Uống 500ml nước ép củ dền đỏ mỗi ngày, thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng làm giảm cao huyết áp rất tốt.
Hều hết các dược tính của củ dền, đều có hiệu quả làm cho huyết áp được ổn định bình thường, dù là huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
Củ dền tốt cho hệ tuần hoàn và tim mạch
-
- Cải thiện tình trạng thiếu máu:
Hàm lượng chất sắt trong củ dền cao nên có thể giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu, đồng thời cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng chất đồng trong củ dền cũng góp phần hỗ trợ tạo ra thêm nhiều chất sắt hơn cho cơ thể.
Ngoài có tác dụng làm giảm cao huyết áp, nước củ dền đỏ còn có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và triệu chứng đột quỵ (kể cả đối với người trong độ tuổi trưởng thành), cũng như có khả năng làm giảm cholesterol và chống oxy hóa rất tốt.
Theo nhiều cuộc nghiên cứu cho hay, nên uống nước củ dền đỏ vào buổi sáng tốt hơn so với các buổi khác trong ngày.
-
- Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch:
Thường xuyên uống nước ép và một số món ăn từ củ dền sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch vì giúp cho độ đàn hồi của động mạch luôn được giữ ổn định.
-
- Giảm tình trạng xơ vữa động mạch:
Màu đỏ thẫm trong nước củ dền mang lại hiệu quả tốt trong việc hòa tan các chất kết tụ canxi vô cơ – đây vốn là chất gây xơ cứng động mạch.
Củ dền ngăn ngừa nhiễm độc và giúp cơ thể thải độc
-
- Hỗ trợ gan hoạt động tốt:
Nhờ có sắc tố betacyanin có trong củ dền mà chức năng gan sẽ hoạt động tốt, để nhanh chóng loại bỏ các độc tố và chống lại sự hình thành của các lớp mỡ. Vì thế, củ dền không chỉ có tác dụng hỗ trợ gan hoạt động tốt, mà còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
-
- Chống nhiễm toan (nhiễm độc axit):
Chất kiềm trong củ dền có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan (nhiễm độc axit) thường xảy ra khi phổi và thận không thể giữ cân bằng độ pH trong cơ thể, làm nồng độ axit trong dịch cơ thể vượt hơn mức bình thường.
-
- Đào thải độc tố:
Nước ép củ dền còn chứa chất Choline, vừa có hiệu quả trong việc bài trừ độc tố ở gan, lại vừa giúp cho toàn bộ hệ thống cơ thể được loại bỏ độc tố một cách tối ưu nhất.
-
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận và túi mật:
Dùng nước ép củ dền với cà rốt, sẽ có tác dụng tẩy sạch, mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thận và túi mật.
Củ dền giúp chữa bệnh về đường tiêu hóa
Hàm lượng xellulose có trong củ dền sẽ cải thiện tình trạng táo bón mãn tính.
-
- Cải thiện tình trạng loét dạ dày:
Sử dụng nước ép củ dền pha với chút mật ong, uống khi bụng đói, thường xuyên 2 – 3 lần/ tuần, sẽ cải thiện tình trạng loét dạ dày.
Củ dền giúp tinh thần thoải mái và tươi trẻ hơn
-
- Cải thiện tinh thần giúp bạn tươi trẻ:
Củ dền còn chứa hợp chất nitrogen – gọi là bataine, có tác dụng làm cho tinh thần được thư giãn, thoải mái hơn khi kích thích quá trình tổng hợp serotonin (chất dẫn truyền thần kinh tạo hưng phấn tự nhiên cho cơ thể). Vì thế, tinh thần dễ sảng khoái và tươi vui hơn.
Củ dền tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư
-
- Tăng cường hệ miễn dịch:
Củ dền chứa hàm lượng lớn các loại vitamin và các chất dinh dưỡng khác, giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào cũng như kích thích sự sản sinh ra nhiều tế bào máu mới.
Do đó, củ dền được chứng minh rằng có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng cho cơ thể.
Nước ép củ dền sẽ ngăn chặn việc hội tụ các hợp chất nitrosamines – là nguyên nhân gây ra ung thư da và ung thư phổi.
Bốn lưu ý khi sử dụng củ dền
Củ dền có tác dụng tốt đến sức khỏe do hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, loại củ này vẫn tồn tại tác dụng phụ mà người dùng không hề mong muốn khi ăn quá nhiều. Vì thế, khi sử dụng củ dền, bạn cần chú ý đến một số vấn lưu ý như sau:
Cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và gây nên bệnh sỏi thận
Trong củ dền, lượng chất oxalate (chất gây nên bệnh sỏi thận) chiếm tỉ lệ khá cao, chất này có đặc tính kháng dinh dưỡng, gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm cả canxi, gây kết tủa canxi khi đi qua ruột. Nên khi ăn quá nhiều củ dền sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sỏi thận.
Tuy nước củ dền có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể cũng như hỗ trợ sự hoạt động của gan và thận. Nhưng với những người có tiền sử bị bệnh sỏi thận, thì nên cẩn thận lưu ý và tham khảo bác sĩ trước khi dùng loại củ này.
Có thể gây chóng mặt do quá trình thải độc và hạ huyết áp
Nước ép củ dền có thể làm cho người uống cảm thấy chóng mặt khi một số chất trong củ dền đang làm nhiệm vụ loại bỏ chất độc tố trong cơ thể. Tác dụng này sẽ nhanh chóng qua nhanh thôi! Đồng thời bạn cũng nên chú ý đến lượng nước ép củ dền khi dùng.
Do có tác dụng hạ huyết áp (đối với người có huyết áp cao) nên khi dùng quá nhiều củ dền thì chúng có thể khiến huyết áp của bạn hạ thấp xuống quá mức bình thường, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không dùng nước ép củ dền pha sữa vì có thể gây ngộ độc
Hiểu được lợi ích của củ dền đối với sức khỏe người dùng, một số bà mẹ thường hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ. Điều này vô cùng nguy hiểm, vì nó có thể gây ngộ độc, nhất là trẻ dưới 5 tháng tuổi.
Chất Nitrite có trong củ dền sẽ gây ra hội chứng tăng Methemoglobin sẽ cản trở việc lưu thông oxy đến các mô trong máu, làm làn da trẻ trở nên xanh tím, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Tránh dùng quá nhiều củ dền vì ảnh hướng đến hệ tiêu hóa
Củ dền là loại củ chứa nhiều FODMAPs (nhóm tinh bột kém hấp thu) dưới dạng fructans (là những chất bột đường chuỗi ngắn, thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột). Nên có thể gây ra một số triệu chứng khó tiêu hóa với những người nhạy cảm và bị hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, hợp chất Betaine (giúp ích cho người rối loạn tiêu hóa) trong củ dền thường có các phản ứng phụ nhẹ gây ra tình trạng buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Với những người bị bệnh thận cần nên tránh chất này do có thể làm tăng cholesterol toàn phần.
Để tránh gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa khi dùng củ dền là bạn nên uống khoảng 15 ml – 30 ml nước củ dền lúc đầu, sau đó trộn phần còn lại với các nước ép khác để cơ thể có thể dễ dàng điều chỉnh hơn.
Cách lựa chọn củ dền:
-
- Ưu tiên chọn những củ dền chắc, không bị mềm và vỏ bên ngoài không bị nhăn, còn lá.
-
- Đáy củ dền tròn, thường cho vị ngọt hơn, còn đáy củ dền phẳng thường có vị ít ngọt.
-
- Tận dụng nấu luôn cả lá củ dền, vì lá dền giàu nhất dinh dưỡng (beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, axít folic và sắt) không khác gì với rau bina.
-
- Điều chỉnh lửa nhỏ, vừa phải khi nấu củ dền. Vì ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng có trong củ dền sẽ bị mất đi.
Gợi ý 5 loại nước củ dền thơm ngon tốt cho sức khỏe:
-
- Nước ép củ dền đường vàng.
-
- Nước ép cam củ dền cà rốt.
-
- Nước ép củ dền húng quế.
-
- Nước ép táo gừng củ dền.
-
- Nước ép rau củ đỏ.
Với những thông tin phía trên, Weehours hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về củ dền là gì cũng như các lợi ích và lưu ý khi sử dụng loại củ này nhằm mang lại hiệu quả cho sức khỏe khi dùng.