Review DisplayPort là gì? Khác biệt giữa HDMI và DisplayPort

Review DisplayPort là gì? Sự khác biệt giữa cáp HDMI và cáp DisplayPort là chủ đề trong nội dung hôm nay của tôi Weehours. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé. Ngày nay chuẩn kết nối DisplayPort là một tiện ích không thể thiếu trên các thiết bị laptop, tivi, màn hình máy tính,… Vậy DisplayPort là gì, có tính năng như thế nào? Cùng Weehours tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

DisplayPort là gì?

DisplayPort là một chuẩn kết nối thế hệ mới giúp xuất hình ảnh và âm thanh chất lượng cao từ thiết bị nguồn sang laptop, máy chiếu, tivi, màn hình máy tính,…

DisplayPort có thiết kế nhỏ gọn với 20 chân, mỗi chân sẽ có một nhiệm vụ khác nhau trong quá trình truyền tải dữ liệu.

DisplayPort là chuẩn kết nối thế hệ mới

Các chuẩn DisplayPort

DisplayPort có hai chuẩn kết nối chính là Mini DisplayPort và Thunderbolt. Cả hai chuẩn DisplayPort đều được tích hợp trên các thiết bị laptop, MacBook, card đồ họa.

Về kích thước thì cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, cổng Mini DisplayPort có biểu tượng màn hình, còn cổng Thunderbolt là biểu tượng tia sét giúp người dùng tránh nhầm lẫn khi kết nối.

Tính năng qua từng phiên bản

    • DisplayPort phiên bản 1.2: Hỗ trợ độ phân giải 4K ở 60Hz (3820 x 2160 pixel), hỗ trợ HBR2 và 30 bit màu cơ bản.
    • DisplayPort phiên bản 1.4: Hỗ trợ độ phân giải 8K (8192 x 4320 pixel) hoặc chia nhỏ ra 2 màn 4K, 4 màn Full HD,…

DisplayPort đã hỗ trợ truyền tải tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đa kênh. Tuy nhiên khác với HDMI, các cổng DisplayPort chưa hỗ trợ Ethernet cũng như tính năng ARC.

Lưu ý khi sử dụng DisplayPort

Trên thị trường có nhiều cáp DisplayPort khác nhau như DisplayPort 1.1, 1.2, 1.4 hỗ trợ các nhu cầu cơ bản như HD1080, 2K, 4K,…

Để chọn mua một cổng kết nối phù hợp, bạn cần tìm hiểu về độ tương thích giữa các phiên bản DisplayPort với thiết bị của mình. Giả sử bạn đang sử dụng màn hình có DisplayPort 1.2, 1.4 thì bạn phải chọn cáp DisplayPort 1.2 trở lên mới có thể xuất được hình ảnh.

Phân biệt HDMI và DisplayPort

Các loại đầu nối

Đầu nối HDMI và DisplayPort có nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Thông thường, HDMI được trang bị trên các thiết bị như tivi, máy chiếu, màn hình,… DisplayPort thì thường xuất hiện trên laptop, máy tính để bàn và các thiết bị công nghệ thông tin.

Độ phân giải, chất lượng hình ảnh và băng thông

DisplayPort được thiết kế với mục đích trích xuất video ra nhiều đầu đưa đến nhiều màn hình.

    • DisplayPort 1.4a là phiên bản phổ biến nhất vì nó có băng thông 25,92 Gbps, có thể hỗ trợ 8K UHD (7680 x 4320 pixel) ở 60Hz hoặc 4K UHD (3840 x 2160 pixel) ở 120Hz với hỗ trợ HDR.
    • Một phiên bản mới chưa chính thức xuất hiện là DisplayPort 2.0, có khả năng cung cấp băng thông lên thêm 77,4Gbps, độ phân giải 4K HDR ở mức tối đa 144Hz và độ phân giải tối đa 16K (15360 x 8460 pixel) ở 60Hz cho một màn hình và có thêm khả năng tương thích ngược.

Đối với HDMI, phiên bản phổ biến là HDMI 2.0b có thể hỗ trợ độ phân giải 4K mức 60Hz. Phiên bản mới HDMI 2.1 tăng tốc độ refresh 4K lên 120Hz và tăng băng thông từ 18 đến 48Gbps. Phiên bản mới nhất của HDMI còn có thể hỗ trợ lên 10K nhưng không phổ biến trên thị trường.

Âm thanh

Đối với phần âm thanh thì không có sự khác biệt gì giữa DisplayPort và HDMI. Cả hai phiên bản mới nhất của chúng đều hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số lên đến 24 bit và 192kHz.

Chiều dài cáp

Thông thường thì các cáp HDMI đều ngắn, chỉ dài từ 1 – 2m. Nếu bạn muốn kết nối ở một quãng đường dài, bạn phải sử dụng bộ tăng cường tín hiệu (booster) hoặc cáp active (chủ động) để tự khuếch đại tín hiệu. Chuẩn HDMI không chỉ định độ dài tối đa, nhưng dài hơn DisplayPort khoảng 30m.

DisplayPort có thể truyền video 4K với khoảng cách lên tới 2m bằng cáp passive (thụ động). Cáp thụ động có thể truyền lên đến 15m nhưng bị giới hạn ở độ phân giải 1080p (Full HD). Thực tế, DisplayPort có thể xử lý độ phân giải lên tới 2560 x 1600 pixel với khoảng cách 5m mà không gặp vấn đề gì.

Lưu ý:

    • Cáp chủ động là cáp đồng để truyền dữ liệu, sử dụng mạch điện tử để tăng hiệu suất của cáp.
    • Cáp thụ động sẽ không có mạch điện tử.

Trên đây là những chia sẻ của Weehours về DisplayPort. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

error: Content is protected !!