Liệt kê Giải mã ý nghĩa các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa

Liệt kê Giải mã ý nghĩa các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa là vấn đề trong nội dung hôm nay của chúng tôi Weehours. Theo dõi bài viết để hiểu nhé. Hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước hay chai nhựa… là vật dụng quen thuộc, được sử dụng hàng ngày trong gia đình. Ở đáy của các sản phẩm này, nhà sản xuất thường in những biểu tượng để lưu ý và hướng dẫn sử dụng cho người dùng. Vậy ý nghĩa của những ký hiệu này là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giải mã ý nghĩa các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa

Ký hiệu hình tam giác có số bên trong

Số 1- Nhựa PET hay PETE (Polyethylene Terephtalate​)

– Loại nhựa trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian ngắn (khoảng 2 phút), có thể cho vào tủ lạnh (cả ngăn mát lẫn ngăn đông).

– Nhựa PET/ PETE khá an toàn cho sức khoẻ, thường dùng để chế tạo vỏ chai dầu gội, nước súc miệng, sữa tắm,…

– Dùng nhiều trong ngành nước giải khát như làm chai: nước ngọt, nước ép, nước suối, nước khoáng,…

– Khi sử dụng bình đựng nước uống nhựa PET hàng ngày, để đảm bảo an toàn sức khoẻ người dùng nên lưu trữ nước ở nhiệt độ dưới 50 độ C, thay bình tối đa 3 tháng 1 lần.

– Không được cho vào lò vi sóng.

Số 2 – Nhựa HDPE

– Dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

– Chịu được nhiệt độ 110 độ C, có thể cho vào lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W).

– Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 – Nhựa PVC

– Nhựa này thường được dùng làm áo mưa, vật liệu xây dựng (như ống nước,…).

– Không đựng thực phẩm vì dễ sinh ra các chất độc hại.

– Không được cho vào lò vi sóng.

Số 4 – Nhựa LDPE

– Nhựa này được dùng phổ biến để sản xuất các hộp mì ăn liền, vỏ các loại bánh snack, bao bì đựng thực phẩm,…

– Không nên cho những đồ dùng bằng nhựa này vào lò vi sóng để hâm, nấu vì nó dễ nóng chảy, gây hại cho sức khoẻ.

Số 5 – Nhựa PP (Polypropylene)

– Được dùng để sản xuất các hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước, vỏ ngoài của bình giữ nhiệt,…

– Nhựa này an toàn cho sức khoẻ và chịu nhiệt lên tới 167 độ C nên có thể sử dụng trong lò vi sóng, máy rửa chén, tủ lạnh.

Số 6 – Nhựa PS

– Thường được dùng để làm hộp xốp đựng đồ ăn nhanh, chén đĩa dùng 1 lần, các hộp xốp dùng để ướp lạnh,…

– Không nên dùng nhựa PS để đựng thức ăn nóng (trên 70 độ C) vì ở nhiệt độ cao, lượng Monostyren (chất có hại trong nhựa PS) được giải phóng gây tổn hại cho sức khoẻ.

– Nhựa PS không sử dụng trong lò vi sóng.

Số 7 – Other

– Là những loại nhựa còn lại, nhưng phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan:

+ Nhựa PC thường được đưa vào sản xuất các loại bình đựng nước, bình sữa em bé, hộp đựng thực phẩm,… Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn, gây ung thư vì chứa BPA.

Tuy nhiên, “Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép”. Vì vậy mà hiện nay các đồ dùng bằng nhựa này đều được in thêm chữ BPA Free – nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư.

+ Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,…

Lưu ý đối với những bình nước có ghi nhựa số 7 thì nên chọn những loại sản phẩm có ghi BPA free hoặc có giấy chứng nhận từ bộ y tế để đảm bảo an toàn.

Một số ký hiệu khác trên hộp nhựa đựng thực phẩm

Giải mã ý nghĩa các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa

Weehours đã giới thiệu đến bạn ý nghĩa các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa, hi vọng bạn có thể chọn được những món đồ nhựa tốt, an toàn sức khỏe cho gia đình mình nhé!

error: Content is protected !!